MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
A. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Chương trình định hướng Quốc tế rất phong phú với nhiều môn học như Tiếng Anh (Language Skills (Listening, Vocabulary and Reading, Grammar & Writing), Guided Reading, Phonics (Lớp PreB, 1, 2), Exam skills (Lớp 3, 4, 5), Culture project, Unit Project, …), Toán Tiếng Anh, Khoa học, STEM, Giáo dục Thể chất (PE), Sức khỏe và Quản lý cảm xúc xã hội (Wellbeing) và ICT. Trong quá trình 5 năm học, Học sinh Brendon không những đạt được năng lực tiếng Anh, Toán và Khoa học ấn tượng mà còn thấm nhuần các kỹ năng của một công dân toàn cầu trong thế kỷ 21, như khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo bản thân, kỹ năng hợp tác, kiến thức công nghệ…
1. Tiếng Anh chuẩn Cambridge (Cambridge English)
Tại Trường Tiểu học Brendon, chúng tôi triển khai Chương trình tiếng Anh chuẩn Cambridge theo lộ trình phù hợp với Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) về kết quả mục tiêu cho từng cấp lớp và cấp độ. Việc triển khai Tiếng Anh Cambridge tại Trường Tiểu học Brendon đã tạo nền tảng vững chắc cho học sinh, giúp các em không chỉ nâng cao khả năng ngôn ngữ mà còn giúp học sinh học tốt các môn học quốc tế khác, bao gồm Toán học, Khoa học tự nhiên, STEM, ICT, PE và Wellbeing.
Nhìn chung, chúng tôi hướng tới việc thiết lập một môi trường học tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ cũng như sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của học sinh.
Lộ trình Tiếng Anh (xem phụ lục 1 cho Diễn giải cụ thể các mức độ 1-5 đạt được từ khối 1-5
Khối lớp | CEFR level | Cambridge English Qualification |
Khối 1 | Pre A1 | YLE Starters Preparation |
Khối 2 | Low A1 | YLE Starters Preparation/ Starters |
Khối 3 | High A1 | Starters/ Movers |
Khối 4 | Low A2 | Movers/Flyers |
Khối 5 | Mid A2 | Flyers/KETfS |
2. Toán Tiếng Anh (Maths):
Chương trình được thiết kế theo Đề cương Toán tiểu học mới nhất của Bộ Giáo dục Singapore, bộ giáo trình Targeting Mathematics.
Chương trình áp dụng Phương pháp CLIL và cách tiếp cận CPA (Concrete Pictorial Abstract (CPA) – Cụ thể – Tượng hình – Trừu tượng trong việc giảng dạy toán học, khiến các phép toán trở nên thú vị và phù hợp với học sinh. Thông qua kinh nghiệm học tập của mình, học sinh có thể hiểu các khái niệm toán học một cách hiệu quả, có được các kỹ năng sử dụng hàng ngày, xây dựng sự tự tin và thúc đẩy niềm yêu thích đối với Toán học.
Các kỹ năng chính học sinh được rèn luyện:
- 𝗟𝗲𝘁𝘀 𝗧𝗮𝗹𝗸 𝗔𝗯𝗼𝘂𝘁: Chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng cho các khái niệm toán học sẽ được dạy. Giáo viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận và để học sinh nói về hình ảnh video của nó.
- 𝐒𝐞𝐞 𝐚𝐧𝐝 𝐋𝐞𝐚𝐫𝐧: Giới thiệu các khái niệm theo cách trực quan mà học sinh có thể liên hệ. Các hình ảnh đại diện cung cấp cho học sinh sự kết nối với thế giới thực mà từ đó các em có thể phát triển thêm và hiểu các khái niệm ở mức độ trừu tượng.
- 𝗗𝗼 𝗮𝗻𝗱 𝗟𝗲𝗮𝗿𝗻: Cho phép học sinh kiểm tra sự hiểu biết của mình về các khái niệm Toán học thông qua việc làm các bài tập.
- 𝗛𝗮𝗻𝗱𝘀-𝗼𝗻 𝗔𝗰𝘁𝗶𝘃𝗶𝘁𝘆: Khuyến khích học sinh sử dụng các thao tác trong các hoạt động để thúc đẩy sự hiểu biết về các khái niệm toán học.
- 𝗦𝗲𝗹𝗳-𝗖𝗵𝗲𝗰𝗸: Giúp học sinh phản ánh và tự đánh giá việc học của mình.
- 𝗣𝗮𝗶𝗿 𝗮𝗻𝗱 𝗦𝗵𝗮𝗿𝗲: Tạo cơ hội cho học sinh làm việc theo cặp để đánh giá việc học của mình.
- 𝗦𝗵𝗼𝘄 𝗮𝗻𝗱 𝗦𝗮𝘆: Cho phép học sinh giao tiếp và chia sẻ những gì đã học được với các bạn cùng lớp.
- 𝗣𝗹𝗮𝘆 𝗮𝗻𝗱 𝗟𝗲𝗮𝗿𝗻: Thu hút học sinh và củng cố khả năng nắm bắt các khái niệm toán học thông qua các trò chơi và hoạt động.
- 𝗟𝗲𝘁’𝘀 𝗧𝗵𝗶𝗻𝗸 𝗔𝗹𝗼𝗻𝗴: Khuyến khích học sinh suy nghĩ và lập luận khi chúng thực hiện các hoạt động hoặc bài tập.
- 𝗜𝗧 𝗔𝗰𝘁𝗶𝘃𝗶𝘁𝘆: Cho phép học sinh hiển thị những gì họ đã học hoặc làm được bằng một nền tảng khác.
3. Khoa học (Science): Chương trình được thiết kế và giảng dạy theo định hướng Chuẩn Tổ chức tiêu chuẩn khoa học thế hệ mới (NGSS – Next Generation Science Standard) và Bộ Tiêu chuẩn Cốt lõi Chung (Common Core State Standards – CCSS) của Hoa Kỳ. Bộ giáo trình nhà trường sử dụng chính cho bộ môn Khoa học Tiếng Anh là Big Science, Nhà xuất bản Pearson Longman – một trong những tập đoàn xuất bản giáo dục lớn nhất thế giới. Bộ Big Science là bộ giáo trình không những được sủ dụng để truyền đạt cho học sinh các kiến thức khoa học chuyên môn về tự nhiên, động vật, thực vật, môi trường sống mà còn cung cấp các thông tin cần thiết cho kỹ năng sống.
Với bộ môn Khoa học Tiếng Anh (Science), nhà trường áp dụng Phương pháp CLIL và Mô hình dạy học 5E – Engage (Gắn kết), Explore (Khảo sát), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố) và Evaluate (Đánh giá). Mục đích của mô hình này nhằm tạo ra không gian và thời gian để học sinh có thể tự xây dựng các khái niệm một cách vững chắc và ứng dụng trong những hoàn cảnh cụ thể một cách có trình tự và hệ thống theo đúng tinh thần của học thuyết kiến tạo. Với mô hình này, thày cô giáo đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở và tạo các cơ hội cho học sinh được tiếp cận các khái niệm, các bước được tiến hành tuần tự và có kế thừa. Tính hệ thống và liên tục của mô hình 5E giúp phát triển đồng thời kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học.
4. Chương trình STEM – Race for the line: Chương trình được chuyển giao độc quyền từ tổ chức giáo dục Anh Quốc – The Learning Partnership, chú trọng vào rèn luyện, thực hành các kỹ năng để từ đó các kiến thức tưởng chừng khó hiểu sẽ được hấp thụ, ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn.
Chương trình có ưu điểm về tính thực hành, áp dụng được toàn bộ các kiến thức KHOA HỌC, KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ, TOÁN HỌC trong nhà trường vào việc chế tạo sản phẩm thực tế theo đúng định hướng của giáo dục STEM.
Các em học sinh tự khám phá và lĩnh hội các kiến thức khoa học, dựa vào việc quan sát, đánh giá các hiện tượng thực tế.
Các em cũng là người trực tiếp thực hành, sử dụng các dụng cụ kỹ thuật và làm quen với các phần mềm tin học để chế tạo và thử nghiệm các mô hình, sản phẩm, trải nghiệm công việc của một “nhà khoa học trẻ”.
Với quan điểm học sâu “DEEP LEARNING”, học qua thực hành “LEARNING BY DOING”, Chương trình học được thiết kế tập trung xoay quanh một sản phẩm chế tạo.
Học sinh được truyền cảm hứng và động lực học tập các môn khoa học, thắp lửa niềm yêu thích khám phá và kích thích khả năng sáng tạo cũng như hoàn thiện những kĩ năng thiết yếu của một công dân toàn cầu.
Với bộ giáo cụ trực quan hiện đại cùng tính mục đích thiết thực của chương trình, những điều học được không chỉ nằm trên “sách vở” mà sẽ được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt, giáo dục STEM còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm một cách toàn diện, định hướng nghề nghiệp tương lai và nâng cao sự tự tin qua các bài học thuyết trình, làm việc nhóm.
5. Chương trình Sức khỏe và Quản lý cảm xúc xã hội (Wellbeing)
Nhà trường áp dụng CT Wellbeing của CT Quốc tế Oxford (The Oxford International Curriculum – viết tắt là OIC) Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa wellbeing (sức khỏe và hạnh phúc) của học sinh với kết quả học tập và các kết quả mang tính giáo dục khác như sự tự tin, hiệu suất, động lực học tập và hành vi của học sinh. (Xem thêm báo cáo của nghiên cứu tại: https://oxfordimpact.oup.com/wellbeing-impact-study)
Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, OIC đặt trọng tâm vào niềm vui học tập của học sinh, rèn luyện kĩ năng thế kỉ 21 và cung cấp nền tảng học thuật vững chắc, giúp học sinh rèn luyện các thói quen lành mạnh về thể chất và tinh thần để có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.
Chương trình môn Wellbeing được xây dựng theo mô hình đồng tâm xoắn ốc. Xuyên suốt từ lớp 1 đến hết lớp 5, chương trình bao gồm 4 phần: Chăm sóc cơ thể, Chăm sóc tâm trí, Chăm sóc các mối quan hệ, và Chăm sóc bản thân và thế giới.
Nội dung học của mỗi phần sẽ tăng dần độ phức tạp và mở rộng qua từng khối lớp.
Ví dụ, với nội dung tìm hiểu về dinh dưỡng trong phần Chăm sóc cơ thể, ở cấp độ 1, học sinh thảo luận về món ăn yêu thích, lên cấp độ 2, các con tìm hiểu về các thành phần của một chế độ dinh dưỡng cân bằng, sang cấp độ 3, các con được hướng dẫn tính lượng đường có trong các loại thức ăn khác nhau.
Không chỉ là một môn học riêng biệt, Wellbeing còn là cách tiếp cận các môn học khác trong chương trình Định hướng Quốc tế của nhà trường. Các hoạt động thúc đẩy wellbeing được tích hợp vào nội dung và giáo án, hướng tới học tập chủ động, tạo ra những khoảng thời gian mà học sinh được tự phản chiếu, dành thời gian suy nghĩ để hiểu hơn về bản thân mình, về những người xung quanh mình và về thế giới rộng lớn ngoài kia.
Một khái niệm cốt lõi nữa của phương pháp wellbeing được triển khai xuyên suốt chương trình OIC, đó là Tư duy phát triển (Growth Mindset), giúp học sinh nhận thức được trí thông minh và những khả năng của chúng ta có thể thay đổi và phát triển nếu có sự định hướng và rèn luyện. Phương pháp Wellbeing tập trung đánh giá quá trình và tạo ra các thử thách để học sinh tìm ra và vượt qua giới hạn của bản thân.
6. Giáo dục Thể chất (Physical Education – PE)
Chương trình giới thiệu và hình thành kỹ năng bóng rổ cơ bản với Chương trình chuẩn Mỹ giúp các con phát triển tư duy và rèn luyện thể chất; cải thiện sự tự tin và khả năng giao tiếp tiếng Anh với GV bản ngữ; làm quen và hình thành những kỹ năng mềm quan trọng như kỷ luật, chính trực, khả năng lãnh đạo, tự tin, trách nhiệm, kiên trì …
7. Chương trình Tin học quốc tế IC3 Spark
CT được thiết kế linh hoạt với định hướng đầu ra IC3 Spark (The Internet and Computing Core Certification Spark), chứng chỉ quốc tế chứng nhận kỹ năng sử dụng máy tính và Internet cơ bản, do tổ chức khảo thí Certiport (Hoa Kỳ) cấp, dành cho học sinh tiểu học. Chứng chỉ IC3 Spark có giá trị vô thời hạn trên toàn thế giới. Sở hữu chứng chỉ IC3 Spark giúp học sinh được ưu tiên xét tuyển, cộng điểm vào trường THCS chuyên, trường THCS tiên tiến hội nhập quốc tế. Bài thi IC3 Spark được xây dựng gồm 03 bài thi thành phần:
- Máy tính căn bản (Computing Fundamentals – CF): Cơ bản về hệ điều hành, phần cứng, phần mềm và chăm sóc máy tính.
- Các ứng dụng chính (Key Applications – KA): Kỹ năng sử dụng những tính năng cơ bản trong các phần mềm Microsoft Word, Excel, PowerPoint.
- Cuộc sống trực tuyến (Living Online – LO): Đánh giá những hiểu biết về Internet, sử dụng internet, thư điện tử, tin nhắn tức thời, tìm kiếm thông tin trên mạng, an toàn, bản quyền và sở hữu trí tuệ.
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DẠY VÀ HỌC
Phương pháp Học qua dự án (Project-based Learning) và Phương pháp học Tích hợp Nội dung và Ngôn ngữ (Content and Language Integrated Learning – CLIL), hai phương pháp rất phổ biến tại các nền giáo dục hàng đầu như Mỹ, Anh, Canada, Tây Âu, Israel… là những điểm nổi bật của Chương trình QT từ năm học này tại Trường Tiểu học Brendon.
1. Dạy học theo dự án (Project-based learning) lấy học sinh làm trung tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc bắt tay vào một dự án cụ thể để giải quyết vấn đề. Học sinh sẽ làm việc cá nhân và nhóm, trải qua một quá trình tìm tòi, khám phá để giải quyết một dự án nằm trong thử thách đòi hỏi tư duy.
Những đặc điểm nổi bật của phương pháp học tập theo dự án bao gồm:
- Tiếp thu được những nội dung học thuật quan trọng.
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21.
- Phát triển kỹ năng thuyết trình trước đám đông, và khả năng làm việc nhóm.
- Giúp học sinh đạt được và áp dụng các kiến thức học thuật và kỹ năng mềm để giải quyết một vấn đề trong thực tế hoặc trả lời các câu hỏi mở.
- Ngoài ra, giáo viên sẽ đồng hành cùng học sinh trong suốt thời gian làm dự án để giúp các em nhận ra được các ưu điểm và các mặt cần cải thiện, từ đó giúp các em phát triển được năng lực của mình.
- Phương pháp này rất phù hợp với định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm mà Trường tiểu học Brendon đang áp dụng trong tất cả các bộ môn, đặc biệt môn Tiếng Anh.
- Mỗi tháng, học sinh đều được hoàn thành các Dự án Văn hóa cũng như Dự án theo Chủ đề lớn đang học.
Việc học thông qua làm các dự án nhóm là cơ hội tuyệt vời giúp học sinh phát triển tối đa các kĩ năng xã hội, kĩ năng tra cứu thông tin, kĩ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, thẩm mỹ cá nhân….. và đương nhiên việc giao tiếp và trình bày Tiếng Anh là không thể thiếu. Với những ưu điểm về nội dung và phương pháp giảng dạy cùng sự tâm huyết, tính cầu thị và lòng nhiệt tình của tập thể giáo viên tổ Tiếng Anh, Ban chuyên môn tin chắc rằng mỗi giờ học bằng Tiếng Anh sẽ là một trải nghiệm thú vị với tất cả các con học sinh
2. Phương pháp học Tích hợp Nội dung và Ngôn ngữ (Content and Language Integrated Learning – CLIL)
Tại Brendon, các giáo viên áp dụng linh hoạt PP CLIL, PP dạy tiếng Anh qua các bộ môn như Toán, Khoa học, Wellbeing ….. Trong các giờ học này, học sinh được làm chủ quá trình học tiếng Anh bằng cách tự đặt ra các câu hỏi và có cơ hội thảo luận về những điều các con đã biết và những điều các con muốn biết về nó. Cách học qua các câu hỏi thúc đẩy học sinh tham gia vào lớp học ngay từ đầu. Học sinh được chia sẻ về những kiến thức và trải nghiệm đã có về chủ đề, điều này khiến các em cảm thấy mình là những người tham gia tích cực trong quá trình học tập. Khi học sinh thắc mắc và đặt ra các câu hỏi của mình về chủ đề, các em bắt đầu hình thành mong muốn có được câu trả lời, điều này sẽ khiến học sinh tích cực hơn.
Tuy học nội dung các môn học khác nhau bằng Tiếng Anh nhưng nội dung ngôn ngữ được sử dụng phù hợp với khả năng học tiếng Anh của học sinh, phần từ vựng và ngữ pháp ở mức học sinh có thể hiểu được. Ở mọi bài học áp dụng PP CLIL, giáo viên đều giới thiệu những từ vựng và ngữ pháp mới đặc trưng của môn học giúp các con hiểu rõ hơn chủ đề. Những thuật ngữ và cấu trúc diễn đạt mới luôn được giải thích cho học sinh một cách tỉ mỉ.