Tìm hiểu tâm lý học đường (số 2): Cha mẹ cần làm gì khi con bị bắt nạt? - Trường tiểu học Brendon

Tìm hiểu tâm lý học đường (số 2): Cha mẹ cần làm gì khi con bị bắt nạt?

Tình trạng bạo lực học đường ở nước ta ngày càng gia tăng, và có thể xuất hiện ở độ tuổi tiểu học. Bạo lực thường được sử dụng trong những tình huống nóng giận ở người lớn hay trẻ nhỏ. Những đứa trẻ được nuôi dạy bằng đòn roi và vũ lực có nguy cơ sử dụng bạo lực với người xung quanh. Một đứa trẻ có hành vi như vậy hẳn phải có lý do từ việc nuôi dưỡng trong gia đình. Hành vi này mang lại cảm giác thỏa mãn hoặc quyền lực kiểm soát mạnh mẽ. Việc đánh người có thể là sự bộc phát và giải tỏa cảm giác tức tối đè nén trong lòng. Tuy nhiên, trẻ không được hướng dẫn đúng nên tiếp tục sử dụng mô thức cũ được đối xử. Quá khó để đứa trẻ nhỏ cưỡng lại việc sử dụng sức mạnh để tấn công người khác. Đó có thể là những gì trẻ được thấy, được nghe từ trong gia đình hay hàng xóm. Thậm chí đến từ các chương trình truyền hình hay Youtube. Vậy ta có thể làm gì để giúp con trong tình huống này?

Những điều bố mẹ cần làm SAU sự việc con bị tấn công:

1. Chăm sóc và yêu thương đứa trẻ, đảm bảo con hiểu rằng đây không phải là lỗi của trẻ

Nếu trường hợp nặng như trong clip, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện để thăm khám tổng quát. Như chấn thương não, vùng bụng hay cơ xương và vận động. Đặc biệt là việc chăm sóc tâm lý cho đứa trẻ và thậm chí là bố mẹ.

Việc đứa trẻ bị đánh đau cơ thể ngoài việc thăm khám về thể chất từ bác sĩ. Bố mẹ cần dành thời gian ôm ấp và chăm sóc tổn thương tinh thần cho bé gái. Hãy tâm sự với con vỗ về con để con biết rằng bố mẹ luôn ở đó giúp đỡ. Có thể trẻ sẽ hoảng sợ khi đến trường hay phải đối diện với người bạn đã tấn công mình. Lúc này, bố mẹ hãy cân nhắc về việc cho con tạm nghỉ một thời gian hoặc lựa chọn chuyển lớp, chuyển trường. Việc tiếp tục ở lại lớp học cũ, không tránh khỏi khả năng lại bị tấn công. Đứa trẻ sử dụng bạo lực sẽ tiếp tục bắt nạt người cũ cho đến trẻ được chuyển hóa. Tách bé khỏi môi trường gây tổn thương còn giúp trẻ tránh được nguy cơ trở thành nạn nhân lần thứ hai.

2. Đừng ngần ngại can thiệp và trao đổi trách nhiệm với cô giáo và người liên quan

Công việc của bạn với tư cách là cha mẹ là bảo vệ con bạn. Điều đó có nghĩa là ngoài việc dạy con bạn tự bảo vệ mình, trường hợp này cần trao đổi với người phụ trách hoặc hiệu trưởng. Hãy cho con thấy bạn luôn sẵn sàng ở đó để bảo vệ con và giải quyết vấn đề. Nếu nhà trường không thể bảo vệ con bạn, hãy cân nhắc chuyển sang một trường khác, hay yêu cầu một cô phụ trách khác.

3. Suy nghĩ về khả năng giúp đỡ con xây dựng mối quan hệ với trẻ bắt nạt

Những đứa trẻ bị tổn thương thường làm tổn thương những đứa trẻ khác. Những trẻ này có thể đang thiếu vắng sự quan tâm, hướng dẫn tôn trọng bản thân và người khác.

Nếu việc chuyển lớp chuyển trường không thể thực hiện được, điều duy nhất có thể thử là thiết lập mối quan hệ ôn hòa giữa trẻ bắt nạt và bị bắt nạt. Lý do duy nhất để bé trai ngừng đánh những đứa trẻ khác là nếu nó cảm thấy hài lòng về bản thân. Nhất là mối quan hệ của nó với gia đình , và ở đây là mối quan hệ với bạn bè. Lý do chúng ta không đánh người khác là vì chúng ta có cảm tình với họ.

Tuy nhiên việc này đòi hỏi bố mẹ cần rất nhiều nỗ lực để nhận ra đứa trẻ bắt nạt người khác cũng là đứa trẻ đang bị tổn thương.  Trẻ chỉ phản chiếu lại đúng những gì trẻ được đối xử, thấy trong cuộc sống. Việc này đòi hỏi bố mẹ vượt qua được sự tổn thương và mong muốn được chữa lành cho tất cả. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng thực hiện. Bố mẹ chỉ cân nhắc lựa chọn này khi thực sự sẵn sàng.

Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là chuẩn bị cho con TRƯỚC tình huống bị bắt nạt

1. Thực hành tình huống bảo vệ bản thân, xác định giới hạn trước sự dồn ép tấn công từ người khác

Bắt đầu khi con bắt đầu có ý thức giao tiếp và tương tác với bố mẹ và người xung quanh. Hãy hướng dẫn và trang bị cho trẻ kỹ năng phòng vệ từ nhỏ và đảm bảo kết nối với đứa trẻ của mình. Bố mẹ có thể thực hành đóng vai cách ứng xử trong các tình huống. Hãy nói “KHÔNG”, la to để ngăn chặn hành vi tấn công. Con có thể hét lớn, khóc và la to, bỏ chạy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn.

“DỪNG LẠI ĐI”

“BỎ TAY KHỎI NGƯỜI TÔI”

Quan trọng nhất, hãy giữ sự kết nối cùng đứa trẻ của mình. Nếu con bạn biết rằng bạn sẽ luôn lắng nghe ủng hộ, nhiều khả năng trẻ sẽ nói với bạn về những điều khiến chúng khó chịu. Thậm chí, những người bạn có xu hướng bắt nạt và tấn công trẻ. Ta có thể giúp đỡ con từ lúc nguy cơ tồn tại thay vì xử lý khi việc bắt nạt đã xảy ra.

2. Thực hành làm gương về việc bảo vệ bản thân, tôn trọng cơ thể trong gia đình

Nếu ngay từ trong gia đình trẻ em luôn được tôn trọng cơ thể và bảo vệ sự quý giá. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra sự thiếu tôn trọng từ người khác đối với mình và phản kháng để bảo vệ bản thân. Cách hiệu quả nhất để giúp trẻ không bị bắt nạt và không trở thành kẻ bắt nạt là đảm bảo chúng lớn lên trong yêu thương.  Trẻ được tôn trọng thay vì các mối quan hệ sử dụng quyền lực, vũ lực để kiểm soát. Trong gia đình, bố mẹ hãy thực hành việc tôn trọng cơ thể, lên tiếng bảo vệ người yếu thế.  Mô phạm tình huống tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị đánh đập hay xúc phạm. Đứa trẻ cần được nhìn thấy tấm gương trong việc bố mẹ bảo vệ sự an toàn của chính bản thân bố mẹ.

3. Các bước CHUẨN BỊ LÂU DÀI cho tương lai hạn chế nguy cơ bị bắt nạt:

Khi trẻ dần lớn hơn, kỹ năng phòng chống bị bắt nạt hết sức quan trọng. Ngoài ra còn giúp trẻ có thêm tự tin để đối diện với các tình huống thách thức, đặc biệt với những người mạnh hơn và nhiều quyền lực hơn. Đó là:

  • Tạo môi trường an toàn: Gia đình hãy luôn là địa chỉ đáng tin cậy để trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ ngay khi cảm thấy bị đe dọa sự an toàn của chính mình. Thông báo nguy cơ bắt nạt cho người có khả năng giúp đỡ như bố mẹ, thầy cô, công an…

  • Tăng cường sức khỏe và kỹ năng phòng vệ cho trẻ: Bằng việc rèn luyện thể chất, học võ để tăng khả năng phản ứng trước các tình huống bị tấn công. Xây dựng mối quan hệ lành mạnh với bạn bè đồng hành. Cùng sự hỗ trợ vững vàng từ gia đình bố mẹ. Con sẽ cảm thấy vững tin với sự ủng hộ từ nhiều người và hạn chế nguy cơ bị tấn công khi ở một mình.

  • Xây dựng trí thông minh cảm xúc: Để có thể quan sát người bắt nạt từ đó đưa ra quyết định cho bản thân. Quan trọng nhất là bảo vệ giá trị AN TOÀN cho chính trẻ.

  • Lắng nghe thông tin từ nhiều phía: Để kịp thời để nắm rõ vấn đề và hỗ trợ con tìm ra giải pháp. Có thể, đứa trẻ của ta chỉ không may trở thành nạn nhân của bắt nạt, hoặc đã từng gây hấn. Việc đồng hành liên tục là cần thiết. Hãy bắt đầu bằng việc lắng nghe không phán xét và tình yêu thương vô điều kiện. Thật không may, luôn luôn có những người sẵn sàng tổn thương tổn thương người khác, và đôi khi con bạn là nạn nhân. Bố mẹ hãy là người chăm sóc hỗ trợ sức khỏe tinh thần của con. Giúp con phát triển nhận thức và kỹ năng để bảo vệ bản thân. Đồng thời xây dựng môi trường bình an trong gia đình. Và hướng trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ khi quá khả năng xử lý của chính trẻ.